Tin thường nhật

TÌNH HÌNH TIÊU DÙNG TẠI NGA PHẦN II

23/12/2014 01:30


Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 – 2009 thì có lẽ các sản phẩm hóa mỹ phẩm là dòng sản phẩm ít chịu ảnh hưởng nhất, thậm chí một vài dòng sản phẩm còn cho thấy sự tăng trưởng bền vững trong thời kỳ này.

Phần trước của bài viết, chúng tôi đã phân tích tình hình thị trường hàng tiêu dùng Nga nói chung và xu hướng tiêu dùng của người Nga đối với các mặt hàng quần áo, giày dép tính đến năm 2008. Trong phần này của bài viết, chúng tôi sẽ phân tích tình hình thị trường mặt hàng hóa mỹ phẩm của Nga tính đến năm nay.
 

Mặt hàng hóa mỹ phẩm


Trong cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 2008 – 2009 thì có lẽ các sản phẩm hóa mỹ phẩm là dòng sản phẩm ít chịu ảnh hưởng nhất, thậm chí một vài dòng sản phẩm còn cho thấy sự tăng trưởng bền vững trong thời kỳ này. Mặc dù doánh số bán hàng nói chung của ngành hàng này có xu hướng tăng chậm lại, nhưng các sản phẩm có giá trị gia tăng và các sản phẩm chất lượng cao có sự tăng trưởng đáng kể về doanh số bán hàng. Ngoài ra, cũng có sự chuyển dịch tiêu dùng dần dần nhưng mạnh mẽ hướng tới các dòng sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng, có chứa các thành phần tự nhiên, đa chức năng và tốt cho sức khỏe.
 
Theo RNCOS - Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu,  một vài yếu tố như tiêu dùng theo đầu người cho các mặt hàng mỹ phẩm tăng lên, hành vi của người tiêu dùng và sự sáng tạo ra các sản phẩm mới, là những yếu tố tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của lĩnh vực hàng mỹ phẩm của Nga.
 
Ngành sản xuất trong nước cũng là một trong những khía cạnh quan trọng giúp tăng doanh số bán hàng của ngành hàng hóa mỹ phẩm Nga. Nhiều công ty đa quốc gia đã đặt các nhà xưởng sản xuất tại Nga (như L’Oreal, Henkel, Procter & Gamble và nhiều công ty khác). Ngoài ra, cũng có một số nhà sản xuất lớn của Nga, như Kalina, Faberlick, Svoboda và Nevskaya Cosmetica.

 
Mua sam Nga

Cuộc khủng hoảng gần như không có ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân Nga ở thời kỳ này
 
Đặc điểm nổi bật của thị trường Nga là được tổ chức rất tốt, với mạng lưới phân phối khá phức tạp, sức mua hàng rất lớn và có sự xuất hiện của tất cả các nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới. Doanh số bán hàng trực tiếp và doanh số bán hàng qua các cửa hàng chăm sóc sắc đẹp tạo nên hệ thống phân phối có doanh số bán hàng lớn thứ hai sau hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Người tiêu dùng Nga ngày nay đặc biệt quan tâm đến các vấn đề làm đẹp. Nhiều phụ nữ Nga muốn mình trông nữ tính hơn và do đó doanh số bán hàng của các mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt, trên thị trường này, các kinh nghiệm truyền miệng cũng có ảnh hưởng rất lớn tới thị hiếu của người tiêu dùng.
 

Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam


Liên bang Nga là một trong những thị trường tiềm năng cho đầu tư và xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Thị trường Nga rất ưa chuộng sản phẩm tiêu dùng đến từ các nước Châu Á do giá rẻ và chủng loại phong phú như các mặt hàng dệt may, đồ gia dụng, nông sản thực phẩm. Mặt khác, thị trường Nga không đòi hỏi chất lượng cao như các thị trường EU, Hoa Kỳ hay Nhật Bản. Ðối với các doanh nghiệp Việt Nam còn có một lợi thế nữa là do mối quan hệ lâu đời giữa hai nước nên có rất nhiều cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn của Liên bang Nga.
 
Đối với hàng tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm cơ hội trong các đoạn thị trường sau:
·         Các sản phẩm dệt may dành cho giới trẻ
·         Các mặt hàng quần áo thể thao
·         Các mặt hàng thời trang có chất lượng cao
·         Các mặt hàng mỹ phẩm, làm đẹp
·         Các mặt hàng hóa mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên
·         Các mặt hàng dành cho trẻ em (cả quần áo và hóa mỹ phẩm)

 
So với thị trường Hoa Kỳ và EU thì thị trường Nga khá dễ tính, tuy nhiên để xuất nhập khẩu với thị trường Nga được thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến thủ tục thanh toán. Rủi ro lớn nhất đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga lại nằm trong khâu thanh toán khiến nhiều công ty phải đối mặt với các khoản nợ khó đòi từ đối tác Nga vì “truyền thống” không sử dụng phương thức thanh toán tín dụng thư (L/C). Các doanh nghiệp Nga chuyên kinh doanh nhập khẩu hàng hóa thường chọn phương thức thanh toán trả chậm (bên phía Nga sẽ đặt cọc 20-30% và trả lại 70-80% còn lại sau khi nhận hàng). Theo những doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm ở nhiều thị trường, tín dụng thư cho các đơn hàng đầu tiên thường rất quan trọng nhưng lại không được đối tác Nga coi trọng.


 

Kết

Trong những ngày khủng hoảng đồng Rúp tăng giảm thất thường thị thị các mặt hàng Nga được đưa về Việt Nam qua cũng có một vài biến động nhẹ. Giá đồng Rúp rơi xuống đáy vào ngày 12/12,  đến sáng nay, thứ 2 ngày 22/12 đồng Rúp đã tăng lên đáng kể so với USD và đồng EURO trên thị trường ngoại hối Mascơva. Phần lớn các mặt hàng Nga được ưa chộng là mỹ phẩm và sữa, bên cạnh đó cũng còn một số đồ gia dụng như bếp từ, nồi chảo. Sau cấm vận của Nga vào đầu tháng 7 thì các mặt hàng gia dụng nhập khẩu từ Nga giảm đáng kể vì phần lớn các mặt hàng này đều được sản xuất ở nước thứ 3 như Pháp, Ba Lan và Đức. Theo đánh giá của đại diện hãng Bosch – một hãng sản xuất đồ gia dụng đặc biệt là bếp từ tại Ba Lan thì thị trường xuất khẩu sang Nga tụt giảm mạnh, chỉ còn các cơ sở sản xuất tại khu vực châu Á vẫn tiếp tục duy trì.

Phần lớn các mặt hàng có xuất xứ từ Nga được nhập khẩu qua 2 con đường, chính ngạch và tiểu ngạch. Các mặt hàng tiêu dùng chủ yếu hiện nay là các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sức khoẻ.

Bài viết khác: